marque

*** Chào mừng bạn đang ghé thăm trang web An Phong An Bình***

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT

DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Biên tập bởi nhiều Tác Giả 
Chủ biên bản dịch Việt: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ
Nhà xuất bản Hồng Đức & Hương Tích
Thực hiện Audio Book bởi Thế Giới Phật Giáo 
Việt dịch từ Nguyên tác: Common Buddhist Text:

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật (sách audio) (2)
bia_dan_vao_tue_giac_phat


Sách "Phật điển phổ thông - Dẫn vào tuệ giác Phật" là bản Việt dịch từ nguyên bản tiếng Anh Common Buddhist Text: Guidance and Insight from the Buddha. Việc chuyển dịch sách này được thực hiện bởi nhiều người, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và Giáo sư Lê Mạnh Thát. Sách đã được phát hành và lưu hành rộng rãi tại Việt Nam qua hình thức ấn tống, biếu tặng.

Nhận thấy sự thiết yếu của nội dung sách này đối với người học Phật, cũng như nhu cầu phổ biến rộng sách này đến với đông đảo người đọc thuộc mọi tầng lớp, đúng như tên gọi "Phật điển phổ thông", nên chúng tôi đã mong muốn thực hiện bản audio của sách này nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc tiếp cận với nội dung sách.

Chúng tôi đã đem tâm nguyện này trình lên với thầy Lê Mạnh Thát, sau đó là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, và được hai vị hoan hỷ đồng thuận cho phép. Nhờ có thuận duyên này, việc thực hiện bản sách audio mới có thể bắt đầu.

Ngay sau khi nhận được sự cho phépchúng tôi đã tiến hành thực hiện. Việc tổ chức thu âm sách này tại phòng thu riêng là hoàn toàn do Thế Giới Phật Giáo "https://www.thegioiphatgiao.org" đảm nhận cả về chi phí cũng như công sức thực hiệnChúng tôi hoan hỷ tán trợ thiện hạnh này và chỉ xin góp sức phổ biến bản sách audio đến với quý độc giả.

Việc lưu hành bản sách audio này là hoàn toàn bất vụ lợi. Chúng tôi hoan nghênh mọi sự tiếp sức phổ biến rộng đến với tất cả mọi người. Quý độc giả có thể nghe trực tuyến hoặc tải file MP3 về máy để nghe khi không có kết nối internet, hoặc cũng có thể sử dụng file MP3 để nghe bằng máy nghe nhạc hoặc điện thoại di động... Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.

Chúng tôi cũng hoan hỷ cho phép việc đăng tải lại bản sách audio này ở các website khác, với điều kiện ghi rõ nguồn sách và không tự ý cắt sửa thêm bớt nội dung hiện có, cũng như tuyệt đối không sử dụng vào mục đích phát sinh lợi nhuận dưới bất cứ hình thức nào.

Mong rằng việc phổ biến bản sách audio này sẽ góp phần rộng truyền lời Phật dạy, mang lại lợi ích thiết thực cho những ai hữu duyên được nghe biết.

Chúng tôi xin chân thành tri ân các soạn giả, dịch giả đã tham gia trong việc soạn dịch nguyên tác tiếng Anh, các dịch giả đã tham gia trong việc chuyển dịch sách này sang tiếng Việt, cũng như tất cả những ai đã đóng góp công sức qua rất nhiều công đoạn để bản sách này được ra đời.

Xin cảm ơn Thế Giới Phật Giáo đã thực hiện bản sách audio này với tất cả sự cẩn trọng cần thiết, để mang đến cho người nghe một bản sách audio chính xác và với chất lượng tốt nhất.

Mọi sai sót nếu có trong quá trình thực hiện đều là ngoài ý muốn và chúng tôi xin hoan hỷ đón nhận mọi góp ý từ người nghe để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Cuối cùng, hết thảy công đức phát sinh qua việc làm này xin được hồi hướng về cho tất cả chúng sinh trong pháp giới mười phương. Nguyện cho hạt giống tuệ giác gieo cấy qua những lời Phật dạy được truyền lại trong sách này sẽ đâm chồi nảy lộc, kết quả Bồ-đề, giúp cho hết thảy chúng sinh đều được vơi bớt khổ đau, sống đời an lạc

Nguyện cầu cho thế giới hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, người người được sống an lành trong ánh từ quang của mười phương chư Phật.

Nam-mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma-ha-tát
Thế Giới Phật Giáo và Ban Điều Hành Liên Phật Hội

(Thư Viện Hoa Sen xin cảm ơn Thế Giới Phật Giáo đã gửi cho 1 file Rar chứa tất cả 186 file mp3, 1 file Word là Danh sách các file mp3 và ngày 18/4/2021 đã gửi THÊM cho 1 File PDF)

Xin vào https://thuvienhoasen.org/a35634/phat-dien-pho-thong-dan-vao-tue-giac-phat-sach-pdf-va-audio-book
để download sách đọc PDF  Phật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật 

và nghe toàn bộ sách nóithời lượng:  26H:47'15":

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Trần

Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo.

Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.

Nội dung của quyển sách này, Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Trần, sẽ tìm hiểu: tư tưởng thiền học của vua Trần Thái Tông, tư tưởng thiền học của vua Trần Thánh Tông, tư tưởng thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tư tưởng thiền học của phái Trúc Lâm Yên Tử bao gồm tư tưởng thiền học của vua Trần Nhân Tông, tư tưởng thiền học của Đại sư Pháp Loa và tư tưởng thiền học của Đại sư Huyền Quang.

Chúng tôi đặc biệt cảm ơn người bạn đồng môn, Nguyễn Khắc Phụng, đã không quản thời giờ và tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.

Cảm ơn các độc giả đã dành nhiều thời giờ quý báu để đọc và chia sẻ các bài viết trong quyển sách này.

Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp cuốn sách này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.

Cuối cùng chúng tôi xin hồi hướng công đức biên soạn cuốn sách này để cầu nguyện cho nhân loại mau chóng vượt qua đại dịch Covid 19, và nhân loại được sống bình an trên thế giới.

 

Toronto, ngày 16 tháng 01 năm 2021

Tác giả cẩn chí,

Nguyễn Vĩnh Thượng


mời xem sách

phiên bản PDF

phiên bản Flipbook

 

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Tư tưởng Thiền học của Trần Thái Tông

            

             Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

                     Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày:

                           I.- Tiểu sử Thần Thái Tông.
                           II.- Tư tưởng thiền học trong “Thiền tông chỉ nam”.
                           III.- Động lực thúc đẩy vua Trần Thái Tông đi lên núi Yên Tử để
                                  cầu làm Phật.
                           IV.-Nội dung sách “Khoá Hư Lục” của vua Trần Thái Tông:

1.- Ý nghĩa của “triết lý tánh không”.
2.-Vấn đề sanh tử.
3.-Vài bài tựa của những sách không còn:
     a.- Kinh Kim cương tam muội.
     b.-Khoa nghi sáu thời sám hối.
     c.-Thiền tông chỉ nam.

         I.-Tiểu sử

            Trần Thái Tông (tháng 7 năm 1218 – tháng 5 năm 1277) tên là Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, em của Trần Liểu. Trần Thừa là anh ruột của Trần thị Dung, Hoàng Hậu. Cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng là cuộc nội hôn đầu tiên dưới triều đại nhà Trần. Lúc Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Cảnh mới 8 tuổi. Nhờ mưu mô của Trần Thủ Độ, Ngài được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua.

             Trần Thủ Độ đã thận trọng, xem tướng kỹ càng và chọn Trần Cảnh để gánh vác việc nước. Trần Thủ Độ và Trần Thái Hậu đã nắm quyền bính ở trong và ở ngoài triều đình, đã quyết định gã Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh. Rồi sai người soạn “Thiện Vị Chiếu    (Chiếu truyền ngôi) để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, là chồng của mình.

              Trần Cảnh lên ngôi vua mới có 8 tuổi nên tuy có ngôi vị vua nhưng mọi việc điều khiển đất nước từ trong ra ngoài đều ở trong tay quyết đoán độc tài của Trần Thủ Độ, vua Trần Thái Tông chỉ biết ngoan ngoản vâng lời mà thôi. Trần Thủ Độ muốn làm gì thì làm chẳng ai dám có ý kiến: Trần Thủ Độ lấy chị họ là vợ của vua Lý Huệ Tông sau khi bức tử Huệ Tông, chôn sống tôn thất nhà Lý ở Hoa Lâm, bắt toàn dân phải kiêng tên huý của vua nhà Lý nên phải cải họ là Nguyễn. Năm 1237, Trần Thái Tông khoảng 20 tuổi, cưới vợ được 12 năm nhưng không có con, Trần Thủ Độ sợ nhà Trần không có người nối nghiệp nên bắt ép Trần Thái Tông bỏ vợ là Chiêu Thánh Hoàng Hậu, giáng xuống làm công chúa rồi lập vợ của Trần Liễu là Lý Thị lên làm Hoàng Hậu, lúc ấy Lý Thị đang có thai được ba tháng. Mục đích của Trần Thủ Độ là muốn cướp đứa con trong bụng Lý Thị làm con Trần Thái Tông, bất chấp luân thường đạo lý. Việc ức hiếp này làm Trần Liễu, chồng của Lý Thị nổi loạn, anh em Trần Thái Tông và Trần Liễu trở nên thù địch. Trần Thái Tông bị ức chế quá nhiều nên âu lo. Vào một đêm tối trời, Trần Thái Tông lẻn lên núi Yên Tử vào chùa của Phù Vân Quốc sư. Hôm sau, Thủ Độ hay tin nên đem xa giá đến đón nhà vua về Kinh; Trần Thái Tông từ chối. Thủ Độ cố thỉnh mời, vua cũng không nhận. Thủ Độ bảo mọi người: “Xa giá của vua ở đâu thì triều đình ở đó”, Rồi sai quần thần chuẩn bị xây dựng Kinh thành. Quốc sư thấy vậy mới khuyên nhà vua rằng: “Bệ hạ nên sớm quay loan giá về Kinh đô, không nên để họ làm hại đến núi rừng của đệ tử này, và rằng: “Phàm làm đấng quân vương thì phải lấy ý muốn thiện hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình”; và rằng: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng (tâm). Lòng lắng động mà hiểu, đó chính là chân Phật”. Vua nghe lời khuyên của Quốc sư nên trở về Kinh đô.

           Trần Liễu biết không đánh thắng được triều đình nên tìm đến nhà vua xin hàng. Thủ Độ muốn giết Trần Liễu, nhưng vua Trần Thái Tông năn nỉ can ngăn. Cuối cùng Thủ Độ lấy đất cấp cho Trần Liễu để lấy thuế làm bổng lộc và phong Trần Liễu là An Sinh Vương.

            Năm 1258, Thái sư Trần Thủ Độ và vua Trần Thái Tông đã đánh đuổi quân Nguyên Mông xăm lược lần thứ nhất.

            Trong thời gian trị vì, vua Trần Thái Tông đã có nhiều cải cách.
              (Xem lại chương “Hoàn cảnh lịch sử thời nhà Lý suy tàn và nhà Trần khởi nghiệp đế vương”)

            Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần, trị vì từ tháng 1 năm 1226 đến tháng 3 năm 1258 (33 năm) thì thoái vị và lên làm Thái Thượng Hoàng cho đến khi qua đời năm 1277 (19 năm), thọ 60 tuổi.

 Các tác phẩm:

            1.Khoá Hư Lục ( ‎):

                -Khoá là bài học.
                - là hư vô, nói về tánh Không.
                -Lục là ghi chép.

Khoá Hư Lục là tập bài giảng lẽ hư vô, sách gồm có những bài văn, bài kệ, những bài bàn về đạo Phật, các lời tựa của những quyển sách khác.

             2.-Kinh Kim Cương Tam Muội – Chú giải, đã thất lạc chỉ còn bài tựa trong sách Khoá Hư Lục.

             3.-Thiền Tông Chỉ Nam, là quyển sách soạn ra sau khi thoái vị, nay không còn, chỉ còn bài tựa trong sách Khoá Hư Lục. Đây là sách hướng dẫn yếu chỉ của đạo Thiền.

             4.-Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối, nay không còn, chỉ còn bài tựa trong sách Khoá Hư Lục.

             5.-Thi Tập , nay không còn; chỉ còn lại 2 bài “Kỷ Thanh Phong am tặng Đức Sơn” (Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong) và “Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh” (Tiển Bắc sứ Trương Hiển Khanh), chép trong quyển An Nam Chí Lược của Lê Tắc.

II.-Tư tưởng thiền học trong “Thiền Tông chỉ Nam”:

             Sách “Thiền tông chỉ nam” nay không còn lưu truyền, nhưng may mắn bài tựa sách này do chính vua Trần Thái Tông viết có chép lại trong sách Khoá Hư Lục.

               Thiền tông chỉ nam tự” (Tựa sách Thiền tông chỉ nam)
            [tự (
) = lời nói đầu của cuốn sách, bài tựa, bài mở đầu]           

            Trần Thái Tông đã viết quyển “Thiền tông chỉ nam” nhằm trình bày những trải nghiệm của đời mình qua quá trình nghiên cứu và tiếp cận với thiền tông.

             Trong lời tựa, trước hết Trần Thái Tông nói về nỗi buồn mất mẹ tiếp theo là mất cha, rồi được ông chú là Trần Thủ Độ thương và tin cẩn đưa lên ngôi báu để khai sáng đế nghiệp nhà Trần. Ngài nghĩ rằng:

              Ở trên đã không còn cha mẹ để nương nhờ thì ở dưới cũng e không đáp ứng nỗi sự mong mỏi của dân chúng. Biết tính sao đây? Rồi cố tìm, cố nghĩ: âu là lui về núi rừng, tìm về Phật giáo để hiểu rõ bí quyết của sống chết mà báo đáp công đức cù lao, được thế chẳng cũng hay lắm sao?

[...]Nghĩ lại sự nghiệp của Đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên vào núi này chỉ cầu làm Phật, không cầu vật chi khác”.
         (Lời tựa TTCN)

            Lúc ấy vào năm 1245, vua đến núi Yên Tử ra mắt Quốc sư Trúc Lâm. Quốc sư liền đáp:

            Núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng (tâm), Lòng yên lặng mà biết ấy là chân Phật. Nay nếu nhà vua giác ngộ được tâm này thì lập tức thành Phật, không phải khó nhọc tìm ở bên ngoài”
                 (Lời tựa TTCN)

              Thái sư (Tể tướng) Trần Thủ Độ nghe tin vua Trần Thái Tông đi khỏi Kinh thành, và tìm biết Ngài ở trên núi Yên Tử. Trần Thủ Độ liền lên núi Yên Tử để gặp Trần Thái Tông, Thái sư nói với vua:

               Bệ hạ vì mục đích tu lấy cho riêng mình mà làm thế thì được, nhưng còn Quốc gia xã tắc thì sao? Ví để lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Nhà vua nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng nhân dân xin cùng chết ngay hôm nay, quyết không trở về”.
                      (Lời tựa TTCN)

             Vua Trần Thái Tông đem lời của Thái sư Trần Thủ Độ nói lại với Quốc sư. Quốc sư mới khuyên nhủ vua rằng:

              Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón nhà vua về cung, nhà vua không về sao được? Tuy nhiên sự tìm hiểu về nội điển (kinh sách Phật giáo) xin mong bệ hạ đừng phút nào quên”.
                     (Lời tựa TTCN)

            Vua nghe lời Quốc sư nên trở về Kinh đô, những khi rãnh rổi Ngài thực tập thiền định Phật giáo (Buddhist meditation), vấn đạo Thiền với bậc cao minh, tham cứu tìm tòi tư tưởng Triết học Phật giáo. Vua thường đọc tụng Kinh Kim Cương (Cang):

              Trẫm thường ngày tụng đọc Kinh Kim Cương, có lần đọc đến câu:” Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” nên sinh cái tâm không có chổ chấp. Đang lúc đặt quyển Kinh xuống ngâm thì chợt khoát nhiên tự ngộ. Bổng nhiên tự sáng, mới đem giác ngộ ấy làm thành lời ca này và đặt tên “Thiền tông chỉ nam”.
                (Lời tựa TTCN)

Chú thích:
   -Ưng vô sở trụ = không bám viú vào chỗ nào, cần phải không có chỗ trụ.
   -nhi sinh kỳ tâm = thì cái tâm ấy mới xuất hiện.

           Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” (應無所住而生其心 ) = cần phải không bám víu vào chỗ nào thì cái tâm mới xuất hiện.

   -“Cái tâm” là cái có sẳn, khi nào có đủ điều kiện thì nó xuất hiện. Cái tâm thì bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh.

    -Chữ “sinh” ở đây có nghĩa là xuất hiện chhứ không phải là sinh ra.

            Tất cả các hiện tượng thì có sinh có diệt, thì phù du, thì vô thường như là mộng huyễn, như là bọt nuớc, như hạt sương rơi mong manh, như điện chớp, như đám mây bay, như vậy không có cái gì là bền vững.

             Bản chất của thế giới hiện tượng là không đứng một chỗ (vô sở trụ) nghĩa là không có một điểm nào cố định, ngừng nghỉ, nên không bám trụ vào một cái gì. Do đó, những chỗ an nghỉ dừng lại chỉ là ảo tưởng, khi giác ngộ được điều này thì “cái tâm trong sáng”, “cái tâm thanh tỉnh” mới xuất hiện. Vua Trần Thái Tông đã ngộ được câu nói này, tức là Ngài đã giác ngộ. Trong Kinh Kim Cương/ Cang Đức Phật dạy:

           Tu-bồ-đề (Srt. Subhuti) và các vị Bồ-tát phải giữ tâm thanh tịnh, chớ nên sanh vọng tâm trụ chấp nơi sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần

                 Tóm lại, Bồ-tát đừng khởi vọng tâm, dính mắc, trụ chấp một nơi nào cả. (Av. Bodhisatta should give rise to a mind that is not based on anything).

           Câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là lời dạy cốt yếu của Kinh Kim Cương (Diamond Sutra). Đoạn kinh trên, Đức Phật dạy Bồ-tát phải giữ cho tâm thanh tịnh, không nên sanh vọng tâm trụ chấp vào một nơi nào cả.

          Ngày xưa, Lục Tổ Huệ Năng (Trung Hoa, 638 – 713) khi nghe Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn tụng Kinh Kim Cương đến câu : “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” liền “giác ngộ” lý nghĩa của Kinh Kim Cương (Cang). Tương tự vua Trần Thái Tông cũng đã “giác ngộ” nhờ tụng đọc câu kinh này.

         Kinh Kim Cương nói cho đủ là Kinh Kim Cương Bát-nhã-ba-la-mật, tiếng Sanscrit là  Varjaprajna paramita Sutra, gọn hơn là Prajna paramita Sutra:

                -Varja = kim cương, một khoáng chất rất cứng có thể chặt đứt các thứ khác.                                 

                 - Prajna (Tàu phiên âm là Bát-nhã) dịch là trí tuệ (wisdom): Trong tiếng Sanskrit thì chữ gốc Jna có nghĩa là biết (to know), được nhấn mạnh bởi tiếp đầu ngữ Pra. Như vậy, Prajna không chỉ có nghĩa là nhận thức, sự hiểu biết bình thường mà còn là sự hiểu biết về thực tại tuyệt đối, sự hiểu biết về mọi sự, mọi vật tận sâu thẳm. Prajna là trí tuệ siêu việt (perfect wisdom), là trí tuệ thâm sâu (profound wisdom) của các bậc giác ngộ dùng để soi sáng và quán chiếu được bản tánh của các hiện tượng/ các pháp (dharmas), và nhận thức rõ ràng rằng các pháp đều không có tự tánh. Prajna là trí tuệ siêu việt vượt qua khỏi thế giới hiện tượng, vượt qua khỏi nhận thức nhị nguyên.

                -Param = ở bờ bên kia.

                -ita = đã đi rồi, đã đi qua rồi.                 

                -Paramita (Tàu phiên âm là Ba-la-mật-đa) dịch là đáo bỉ ngạn có nghĩa là đi qua bờ bên kia, đi qua bên kia (to go beyond); nghĩa rộng là chúng ta đang ở bờ bên này là cõi sanh tử luân hồi, còn bờ bên kia là bờ giải thoát (nirvana =Tàu phiên âm là niết-bàn, Ngài Cưu-ma-la-thập dịch là vô vi) khỏi cõi luân hồi, là bờ giác ngộ (bodhi). Để đi qua bờ bên kia, hành giả phải thực hành sáu phương pháp ba-la-mật là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ siêu việt. Trí tuệ là phương pháp lãnh đạo, hướng dẫn năm phương pháp trước để cho việc tu hành không bị nhầm lẫn. Trí tuệ và 5 phương pháp trước đều quan trọng như nhau, vì nếu không có 5 phương pháp trước thì làm sao có trí tuệ, bởi vì không có thấp thì làm sao lên cao được, không có gần thì làm sao đi đến chỗ xa được.

                -Sutra (Tàu phiên âm là tu-đa-la, Pa. Sutta, Av.Discourse) dịch là Kinh. Theo văn học Trung Hoa, Kinh là sách ghi lại những lời dạy của thánh nhân như Đạo Đức Kinh, Nam Hoa kinh; truyện là sách ghi chép những lời dạy của thánh hiền; thư là cuốn sách bình thường. Ngày xưa, lời dạy của Đức Phật gồm có hai phần: Pháp (Dharma) và Giáo (Vinaya), cả hai đều gọi là Kinh. Nhưng về sau, các Đại sư lại chia ra làm 3 tạng riêng biệt: Những sách ghi chép các bài Pháp mới gọi là Kinh, những sách chép lời Giáo thì gọi là Luật; còn lời chú thích, giảng luận của các Luận sư, của các Đại sư được sưu tập lại thành một tạng riêng gọi là Luận.

               Kinh Kim Cương trình bày về trí tuệ siêu việt và hành trình thể nhập trí tuệ siêu việt như là thanh gươm báu có thể chặt đứt hết thảy tham ái, chấp thủ và vô minh, chặt đứt hết thảy phiền nảo và đau khổ.

              Đức Phật dùng “ngọc kim cương”, một khoáng chất rất cứng để tượng trưng cho trí tuệ siêu việt. “Trí tuệ siêu việt” có sẳn trong mỗi chúng sanh chứ không phải do tu luyện mới có. Trí tuệ siêu việt phá tan vô minh phiền nảo như gió thổi mây bay, như ánh mặt trời chiếu hạt sương tan.

              Đức Phật thuyết giảng Kinh Kim Cương tại tịnh xá của Ông Trưởng giả Cấp-cô-độc trong vườn của Thái tử Kỳ-đà nước Xá-vệ để trả lời hai câu hỏi của Trưởng lão Tu-bồ-đề (Srt. Subhuti), Ngài là vị Trưởng lão đứng vào bậc nhất trong 10 đại đệ tử của Đức Phật lịch sử:

              Bạch Thế-tôn! Nếu có người phát tâm Bồ-đề muốn cầu quả Phật thì:

1.-Làm sao hàng phục vọng tâm?

2.-Làm sao an trụ chân tâm?”.

            Ngài Ananda đã ghi chép lại lời thuyết giảng của Đức Phật Thích-ca.

            Kinh Kim Cương được mang đến Trung Hoa từ Ấn-độ, được dịch ra chữ Hán bởi Tam Tạng Pháp sư Kumarajiva (Tàu phiên âm Cưu-ma-la-thập). Rồi Kinh này được phiên âm và dịch ra tiếng Quốc ngữ sau này. Kinh Kim Cương được dịch ra tiếng Anh bởi G.s Max Muller (Đức, 1823 – 1900) trong bộ sách tiếng Anh Sacred Books of the East (Các Thánh Kinh của Phương Đông).

 

Triết lý thiền trong “Thiền tông chỉ nam”:

            Lời tựa hay lời nói đầu của một quyển sách thường diễn tả điểm cốt yếu của nội dung quyển sách. Mặc dầu quyển Thiền tông chỉ nam đã không còn, nhưng căn cứ vào lời tựa chúng ta có thể tìm hiểu triết lý thiền của vua Trần Thái Tông; trong quyển sách này chúng ta nhận thấy:

             Phật là Phật tính, là thực tại tuyệt đối, bản thể đại đồng, không  phân biệt Nam - Bắc: “Phật vô Nam-Bắc” vì không lệ thuộc vào điều kiện của thời gian và không gian, hoàn cảnh địa lý và lịch sử:

                    Trẩm trộm nghĩ Phật coi như chân lý thì không có phân biệt ra “Nam phương” hay “Bắc phương” đều có thể cầu tìm được”.
                        (Lời tựa TTCN)

            Phật nghĩa là gì?

                -Phật () là phiên âm Việt-Hán, do người Trung Hoa phiên âm từ chữ Phạn Buddh, nói đủ là Phật- đà (佛陀).                  

             Phật giáo (佛教) là những niềm tin và thực hành căn cứ vào những lời dạy của Đức Phật. Phật Pháp (佛法)những lời dạy của Phật.

Chúng ta thấy có nhiều nơi sử dụng danh từ “Phật giáo” và “Phật học” (Buddhist studies) gần như đồng nghĩa. Tuy nhiên hai danh từ này có chổ phân biệt tế nhị: - Phật giáo ý chỉ yếu tố tôn giáo của đạo Phật, còn Phật học ý chỉ yếu tố triết học, sự nghiên cứu về đạo Phật, về học thuyết của đạo Phật.

                     Phật (Buddh, , Anh văn: Buddha) có nghĩa là bậc đã giác ngộ (the awakened one or the enlightened one). Phật, hay Giác giả hay Thế Tôn là danh hiệu tôn xưng (the reverend title, very respected title) về đức độ của Phật. Ngài là một con người lịch sử (the historical person) đã khám phá con đường giải thoát (the path to nirvana) cách chấm dứt khổ đau (the cessation of suffering) và truyền bá những khám phá nầy cho nhân loại để họ cũng có thể đạt được sự giải thoát.

                       Phật còn có một danh hiệu khác là Thích-Ca Mâu-Ni (Shakya –Muni, 釋迦牟尼) có nghĩa là bậc trí tuệ (Muni, 牟尼) trong bộ tộc Thích-Ca (Shakya, 釋迦).

          Ngài có tên chính là Cù-Đàm Tất-Đạt-Đa (Siddharta Gautama) nên còn gọi là Phật Cù-Đàm (Gautama Buddha ).

         Ngài là bậc giác giả đã khai sáng ra đạo Phật. Đức Phật đã sanh sống và thuyết giảng giáo lý của Ngài ở miền Đông -Bắc Ấn Độ. Phật giáo (Buddhism) là những niềm tin và thực hành căn cứ trên những lời giảng dạy của Ngài.

        Siddhartha Gautama ( Cù-Đàm Tất -Đạt -Đa) ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch (khoảng 624 trước C.N-544 trước C.N ) ở vùng Đông -Bắc xứ Ấn Độ và xứ Nepal.

    (Xem thêm bài “Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca ” của NVT trong quyển Triết học Phật giáo và những luận đề, 2020)

          Trần Thái Tông chủ trương “Phật tại tâm”:

            “Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia, bất câu tăng tục chỉ yếu biện tâm (1).

 -Dịch nghĩa:

            “Không phân biệt sống ở thành thị đông đúc hay sống ẩn dật trong rừng núi, không phân biệt là tại gia hay xuất gia, không phân biệt tăng hay tục, chỉ cốt làm sáng tỏ cái tâm (thanh tịnh)” [ để xử lý các vấn đề cá nhân, xã hội quốc gia, dân tộc cho được chu toàn].”

Chú thích:

(1)         biện  ()= có nhiều nghĩa, nghĩa ở đây là  sáng chói, chói lọi, rực rỡ , làm sáng tỏ.
biện tâm = làm cho sáng tỏ cái tâm.

          Vua Trần Thái Tông chủ trương “Phật tại tâm” nên cần nhất là phải “làm cho sáng tỏ cái tâm”, ai cũng có thể làm sáng tỏ cái tâm, không phân biệt là người nào, hạng nào ở trong cõi đời này.

           Ngài chủ trương “tâm tức Phật” nên làm sáng tỏ cái tâm là giác ngộ, đạt được Phật tính:

       Tâm tức thị Phật,bất giả tu thiêm. Niệm tức thị trần bất dung nhất điểm, trần niệm bản tĩnh, cố viết như như bất động. Tức thị Phật thân, Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng. Tướng tưởng vô nhị, tịch nhi thường tồn, tồn nhi bất tri, thị danh hoạt Phật”.

             (Trần Thái Tông, Niệm Phật luận)

-Dịch nghĩa:

         “Tâm tức Phật, không cần tu thêm nữa, niệm tức là bụi đời, không vướng mắt một điểm nào, trần và niệm vốn tịnh, nên nói là như như bất động. Đó là Phật thân, Phật thân tức là thân ta vậy, không có hai tướng. Tướng và tưởng không phải là hai, lặng lẽ thường hằng, tồn tại mà không biết, đó là Phật sống.”

           Tâm vốn thanh tịnh, khi làm “sáng tỏ cái tâm”thì giác ngộ cái tâm thanh tịnh sẳn có và “đạt giác ngộ”, đạt “Phật tính”.

           Tâm tức Phật” hay “Phật tức tâm” Phật là nguồn của cái biết làm trong sáng cái tâm thanh tịnh. Khi thấy được cái tâm thanh tịnh là giác ngộ được cái tâm ấy, tức là giác ngộ được chân lý, giác ngộ được chân tướng của vũ trụ vạn hữu. Cái tâm ấy hay Phật tính có sẳn nơi mỗi người, không tìm ở đâu cả, Phật tính không lệ thuộc vào không gian và thời gian.

             Theo vua Trần Thái Tông, cần phải thấu đạt “cái tâm” để giác ngộ. Bởi thế nên khi nhận thấy tình trạng hủ hoá của đạo Phật, Ngài mới chủ trương “biện tâm” (làm sáng tỏ cái tâm):

           “Trong tác phẩm của mình, Trần Thái Thái Tông đã nói đến tình trạng: “Khi tới chùa chiền, gần Phật gần Kinh, mắt không thèm ngó, phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai, cuối mắt đầu mày, ham mê sắc dục, không kiêng Hộ Pháp, chẳng sợ Long Thần, trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi”, và “chẳng riêng người tục cả đến thầy Tăng, Kinh Luận tranh giành, cùng nhau công kích, chê các sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha, cỏ nhẫn lụi vàng, lửa độc rực cháy, buông lời đau vật, cất tiếng hại người, không nghĩ từ bi, không theo luật cấm, bàn thiền tựa thánh, trước cảnh như ngu, dẫu ở cửa không, chưa thành vô ngã”.

    “Tình trạng chùa chiền và tăng lữ Phật giáo thời vua Trần Thái Tông

như thế. Cho nên trong Phổ khuyến phát tâm bồ đề, Trần Thái Tông đã đưa ra chủ trương: “Chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, đâu phân tại gia xuất gia, chẳng nề tăng tục, chỉ cốt rõ lòng, vốn không nam nữ, cả sao trước tướng. Ngườichưa hiểu chia bừa thành tam giáo, giác ngộ rồi cùng thấu một “chữ tâm”.”

       (Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, HCM: NXB TP HCM, 2000, tr. 246).

            Tóm lại, muốn tìm chân Phật tức là tìm được chân tâm, thì theo lời của Quốc sư Phù Vân đã nói với vua Trần Nhân Tông rằng: “trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật”.

III.- Động lực thúc đẩy vua Trần Thái Tông đi lên núi Yên tử để tìm cầu làm Phật:

           Trần Thủ Độ đêm ngày tìm mưu kế để cướp lấy cơ nghiệp nhà Lý. Ông nhận thấy phải lấy cái ngai vàng từ họ Lý chuyển qua họ Trần là điều phải làm trước tiên. Ông đã chọn đứa cháu trai là Trần Cảnh, con của Trần Thừa, mới lên 8 tuổi, vào tháng chạp năm 1225 bắt cưới Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, ông sai người soạn “Thiện Vị Chiếu” (Chiếu nhường ngôi) để Lý Chiêu Hoàng nhường ngơi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi vua tức là Trần Thái Tông, mới có 8 tuổi, mở đầu khai sáng triều đại nhà Trần. Tất cả quyền bính đều nằm trong tay Thái sư (Thừa Tướng) Trần Thủ Độ. Sau 12 năm lấy chồng Lý Chiêu Hoàng không có con. Trần Thủ Độ tính đến chuyện tương lai của nhà Trần, nên buộc vua Trần Thái Tông giáng bà xuống làm công chúa, rồi đem chị của Chiêu Hoàng, trước đây đã gã cho Trần Liễu, anh của Trần Thái Tông, làm Hoàng Hậu bởi vì bà này đang có thai 3 tháng để vua Trần Thái Tông có con nối dõi. Trần Liễu ghen tức đem quân làm loạn. Chỉ vì cơ nghiệp nhà Trần, Trần Thủ Độ việc gì cũng làm. Vua Trần Thái Tông bị ức chế bởi ông chú rất độc tài và cương quyết, vua không dám phản đối lại, Ngoài việc không có quyền hành gì cả, vua Trần Thái Tông còn mang tiếng cướp vợ của anh mình, một điều trái với luân thường đạo lý của Nho gia.

            Tinh thần của vua Trần Thái Tông bị bấn loạn và ở trong trạng thái khủng hoảng, nên Ngài quyết chí đi lên núi Yên Tử để tìm chỗ nương tựa tinh thần: để tìm cầu làm Phật. Đây là động lực thúc đẩy vua Trần Thái Tông dứt bỏ ngai vàng để chấm đứt sự khổ đau tinh thần. Vua đã bỏ Kinh đô để lên núi Yên Tử vào một đêm vắng lặng. Gặp Quốc sư Phù Vân, vua nói:

         Nhập thử sơn, duy cầu tác Phật, bát cầu tha vật”.

 -Dịch nghĩa:

          “Vào núi này, chỉ cầu làm Phật, không cầu điều gì khác”.

         Đức Phật Thích-ca đã giảng: chúng sanh nào cũng có Phật tính.

Phật tính ở trong con người vượt lên trên quan niệm sống chết mà vua thường bị ám ảnh nên tâm sự:

         “Chi bằng lui về nơi rừng núi, tìm sang bên Phật giáo để hiểu rõ lẽ sống chết, lại để báo đáp công đức cù-lao”.

       Quốc sư Phù Vân liền đáp lại với tinh thần xuất thế:

                “Lão tăng cửu cư sơn dã, cốt cương mạo tụy, cam đồ như tượng, tuyền ẩm lâm du tâm nhược. “Phù Vân” tùy phong đáo thử.

                Kim bệ hạ khí nhân chủ chi thế, tư lâm dã chi tiện, quả hà sở yêu nhỉ đáo tư da”.

   -Dịch nghĩa:

               “Lão tăng ở lâu quen rừng núi, xương dắn, mặt gầy, ăn chay rau cải, nhai hạt dẻ, uống nước suối chơi cảnh núi rừng, tâm nhẹ như mây nổi, Phù Vân theo gió đến đây.

                Nay bệ hạ bỏ ngôi chủ nhân dân, nghĩ đến cảnh núi rừng, thực có cầu tìm điều gì mà tới đây vậy?”

            Quốc sư Phù Vân đã từng dạy vua Trần Thái Tông về “đạo thiền” hồi vua còn nhỏ, nên vua mới tâm sự: “Chỉ cầu tìm Phật, không cầu điều gì khác nữa.”

           Quốc sư Phù Vân trả lời vua Trần Thái Tông:

                   Sơn bản vô Phật duy tồn hồ tâm, tâm tịch nhi tri thị danh chân Phật. Kim bệ hạ nhược ngộ thử tâm tắc lập địa thành Phật vô khổ ngoại cầu”.

-Dịch nghĩa:

              “Trong núi không có Phật, Phật chỉ tồn tại ở trong tâm. Tâm yên lặng mà thấu biết thì gọi là Phật chân thật. Nay bệ hạ nếu giác ngộ được cái tâm ấy thì liền thành Phật ngay, không phải khổ sở tìm Phật bên ngoài “cái tâm” của mình”.

          Như trên đã trình bày “Phật tức tâm” hay “tâm tức Phật”. Như vậy, không phải tìm Phật ở đâu cả, nên đừng khổ sở tìm Phật ở ngoài tâm.

         Quốc sư Phù Vân đã giảng dạy Trần Thái Tông là đừng chấp vào tinh thần xuất thế và chấp vào tinh thần nhập thế. Nhà vua hãy dung hợp tinh thần nhập thế với tinh thần xuất thế.

        -Vua Trần Thái Tông dung hợp tinh thần nhập thế và xuất thế:

                 Thái sư Trần Thủ Độ đã tìm đến núi Yên Tử để thỉnh cầu vua Trần Thái Tông trở về Kinh đô để điều hành việc nước và bảo vệ đế nghiệp nhà Trần. Thái sư nói:

                 Nếu Thái Tông chỉ là một cá nhân thường thì theo đuổi mục đích tu hành, vào núi ẩn cư để tìm cầu chân lý thỏa mãn ý chí riêng của mình là điều chánh đáng.Nhưng ở đây vua Trần Thái Tông là người khai sáng nhà trần, là vị chủ nhân của quốc gia và có trách nhiệm lớn đối với quốc dân và đất nước thì làm sao có thể tự do theo đuổi chí hướng riêng của mình”.

               Vua đem lời này thuật lại Quốc sư Phù Vân, Quốc sư mới khuyên nhủ:

             Phàm vi nhân quân giả, dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm di tâm. Kim thiên hạ dục nghênh bệ hạ quy tắc, bệ hạ an đắc bất quy tai? Nhiên nội điển chi cứu, nguyện bệ hạ vô vong tư du nhỉ”.

-Dịch nghĩa:

            “Phàm làm vua lãnh đạo nhân dân phải lấy ý muốn của nhân dân làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ trở về, bệ hạ làm sao không trở về được? Tuy nhiên công việc nghiên cứu nội điển (Kinh sách, giáo lý Phật giáo) xin bệ hạ không quên lãng là được vậy?.”

        Nghe xong, vua Trần Thái Tông  quyết định trở về Kinh đô. Vua đã trải nghiệm những kinh nghiệm quý báu, và Ngài kết luận trong bài tựa của cuốn “Thiền Tông Chỉ Nam” để trình bày tư tưởng thiền học của mình:

           Trẫm dữ Quốc nhân hồi Kinh, nhi tiễn vị,thập sổ niên gian mỗi ngộ cơ hạ, chiếp hội kỳ đức, tham vấn Thiền đạo, cập chư đẳng giáo đẳng kinh vô bất nghiên cứu. Thường độc “Kim Cương”, chí “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” chi cú,phương nhĩ phế quyển ngâm gian, khoát nhiên tự ngộ. Dĩ kỳ sở ngộ nhi tác thị ca, mục viết “Thiền Tông Chỉ Nam”.

-Dịch nghĩa:

          “Trẫm cùng với quần thần về Kinh đô, gắng gượng lên ngôi. Trong khoảng 10 năm, mỗi khi nhàn rỗi việc nước, liền hội họp các vị đạo cao đức trọng vấn hỏi về đạo Thiền, cho đến cả các kinh sách của các giáo lý chính, không đạo nào không nghiên cứu. Ngày thường đọc Kinh Kim Cương, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, đang lúc bỏ sách xuống ngâm thì thình lình sáng tỏ. Bèn đem cái chỗ sáng tỏ  ấy mà làm ra những bài ca nầy, đặt tên là “Thiền Tông Chỉ Nam” (Kim chỉ nam cho tôn chỉ Thiền học).

IV.- Nội dung sách Khoá Hư Lục của vua Trần Thái Tông:

            Khoá Hư Lục” là tập bài giảng về lẽ hư vô gồm có những bài văn, bài kệ nói về cảnh đẹp núi rừng, những bài bàn về đạo Phật, đạo Thiền và các lời tựa của những quyển sách khác. Theo cố Hoà Thượng Thích Thanh Kiểm trong bản dịch Quốc ngữ thì sách này gồm có 2 quyển: -quyển Thượng gồm có 21 bài; - quyển Hạ gồm có 9 bài. Trong quyển “Khoá Hư Lục Giảng giải”, Saigon 1996, Hoà Thượng Thích Thanh Từ đã thay đổi thứ tự đề mục trong sách chữ Hán: những phần dễ để trước, phần khó để sau, cốt hướng dẫn độc giả nhận được yếu chỉ của Thiền tông.

           Triết lý chứa đựng trong Khóa Hư Lục là triết lý “hư không”, hay triết lý “tánh không”: tất cả sự vật đều do nhân duyên hoà hợp với nhau nên chúng không có tự tánh.

            Trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu:

                                 1.- Ý nghĩa của triết lý tánh không.

                                 2.- Vấn đề sanh tử.

                                 3.-Vài bài tựa của những sách không còn.

        1.-Ý nghĩa của triết lý tánh không:

                       - Sunyata (tĩnh từ là Sunya), các Đại sư Trung Hoa phiên âm là Thuấn-nhã-đa, dịch là hư không, hay không, ngày nay thường dùng là Tánh Không (Emptiness/ Voidness, tĩnh từ là Empty/Void); Sunya nguyên nghĩa là số không (zero), không có gì (nothing).  Svabhava dịch là tự tánh (nature of its own/ own being/ inherent existence/intrinsic existence/ self - nature).

                 Trong sự diễn tiến (evolution) của tư tưởng Phật giáo theo dòng lịch sử, ý nghĩa triết học của Sunyata cũng có thay đổi. Theo Phật giáo nguyên thủy (Original Buddhism) và Thượng Tọa Bộ (Theravada Buddhism) thì Sunyata (Pa. Sunnata) ý chỉ về Vô ngã (Srt. Anatman, Pa. Anatta, Av. not-self) hay sự thiếu mặt của ngã (Srt. Atman, Av. Self) đối với bản tánh của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) và 18 giới.

          Ngũ Uẩn (Srt. Panca Skandha, Av. Five Aggregates) có nghĩa là “5 nhóm kết hợp lại” để tạo thành con người: -phần vật chất có hình dáng gọi là Sắc uẩn; -phần tâm lý không có hình dáng, gồm có 4 uẩn là: Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.

   (Xem thêm: bài Ngũ Uẩn của NVT trong quyển Triết Học Phật giáo và những Luận đề, Toronto, 2020)

        18 giới vực (Eighteen Constituents) gồm có 12 xứ (twelve Sources)[là 6 căn và 6 trần] + 6 thức (six Sense of Consciousnesses):

                 -6 căn (six Organs):

                        -Nhãn (eye)= mắt dùng để nhìn.

                        -Nhĩ (ear)= lỗ tai dùng để nghe.

                        -Tỷ (nose)= lỗ mũi dùng để ngửi.

                        -Thiệt (tongue)= cái lưỡi dùng để nếm.

                        -Thân (body)= da thịt bọc ngoài xương con người dùng để biết cảm giác nóng lạnh, cứng mềm…

                        -Ý (mental sense/mind)= tư tưởng dùng để phân biệt.

                    -6 trần còn gọi là cảnh (six Objects):

                        -Sắc (màu sắc, colors; hay hình dáng, forms): do mắt nhận được.

                        -Thanh (sounds): âm thanh phát ra do lỗ tai nhận được.

                        -Hương (odors): mùi thơm, thúi… do mũi ngửi được.

                        -Vị (tastes): chất do lưỡi nếm được: đắng, cay, ngọt, mặn…  
                        -Xúc (tangible objects): cảm giác do thân thể nhận được như cứng mềm, nóng, lạnh…

                        -Pháp (Phenomena/ Objects of mind): những hình ảnh, màu sắc, hương vị, cảm giác được lưu lại từ 5 trần nói trên.

                    -6 thức (six Consciousnesses):

                         -Nhãn thức (eye/color consciousness): ý thức về màu sắc, về hình dáng.

                         -Nhĩ thức (ear/sound consciousness): ý thức về âm thanh.

                         -Tỷ thức (nose/smell consciousness): ý thức về mùi thơm, thúi…

                         -Thiệt thức (tongue/taste consciousness): ý thức về các vị đắng, cay…

                         -Thân thức (body/touch consciousness): ý thức về những gì thân thể nhận được như nóng lạnh.

                         -Ý thức (mind consciousness/ mental phenomena consciousness): ý thức về tất cả các hiện tượng vật chất và tinh thần.

          Theo Phật giáo Đại thừa/ Phật giáo Phát triển thì Sunyata là sự vắng mặt của tự tánh (Srt., Svabhava, Av. Inherent Existence) hơn là sự vắng mặt của Ngã (Srt. Atman, Av. Self) như quan niệm của Tiểu thừa Phật giáo. Các nhà tư tưởng Phật giáo Đại thừa đã dùng lăng kính nhận thức này để nhìn tất cả các hiện tượng - các sự vật, các sự kiện-, và họ cho rằng tất cả các hiện tượng đều không có tự tánh/tự thể:

                - All things are empty of inherent existence.

               - All dharmas are sunya/ all phenomena are empty, they are without inherent existence.

           Nói cách khác, “tánh không” không có nghĩa đơn giản là không tồn tại/ không hiện hữu, “tánh không” có ý chỉ là sự không có tự tánh. (Emptiness does not mean simply non existence, emptiness implies the emptiness of inherent existence). Điều này nhấn mạnh rằng chúng ta không nên hiểu rằng tất cả các hiện tượng chẳng phải không có mặt/không tồn tại mà chỉ nên hiểu rằng tất cả các hiện tượng không có tự tánh. Như Bát-nhã Tâm kinh nói:

        Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý” thì không nên hiểu rằngkhông có con mắt, không có lỗ tai, không có lỗ mũi, không có cái lưỡi, không có thân xác và không có ý” mà chỉ nên hiểu rằng không có” ở đây là “không có tự tánh”. Thử rờ vào mắt, vào mũi …, chúng ta thấy rõ con mắt có tồn tại, tương tự cái mũi cũng tồn tại v…v… Mắt là do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, rồi mỗi thành phần này đều do những yếu tố như nguyên tử luôn luôn chuyển động v…v…do đó mắt không có tự tánh, lý luận tương tự cho tai, mũi v…v… Mỗi uẩn trong 5 uẩn thì tùy thuộc lẫn nhau cho nên mỗi uẩn đều không có tự tánh. Vậy ngũ uẩn là Không bởi vì ngũ uẩn là các sự vật tùy thuộc lẫn nhau, chúng không có tự tánh. (the five skandhas are empty, since they are interdependent dharmas and have no self qualities.)

                -Ý nghĩa triết học của tự tánh (Srt. Svabhava, Av. Self-nature of its own/ own-being, inherent existence/intrinsic existence):

                         Theo nghĩa thông thường thì tự tánh có nghĩa là đặc tính (characteristics) của một sự vật (thing), của một đối tượng (object). Thí dụ củi đang cháy là một vật, còn sức nóng là tự tánh/đặc tính của nó. Như vậy, tự tánh là thuộc tính của một vật, nó gắn liền với vật ấy mà không đi theo một vật nào khác. 

                         Theo nghĩa trong hệ thống triết học Bát-nhã/ triết học tánh Không của Phật giáo Đại thừa thì tự tánh có nghĩa là “cái gì đó” chỉ quan hệ với chính nó (own-being) chứ không có quan hệ với bất cứ cái gì ở bên ngoài nó. Điều này có nghĩa là tự tánh không lệ thuộc vào duyên khởi/ nhân quả, nó không tùy thuộc vào một thực thể khác (Srt. Bhava, Av. entity), nó không biến đổi, nó thường hằng, vĩnh cửu. Như vậy, theo định nghĩa này thì không có một thực thể hiện hữu/tồn tại (an existent entity) nào có thể tìm được tự tánh riêng biệt của nó. Nói cách khác, sự hiện hữu của tự tánh là chuyện không thể có được. Suy ra: tất cả các hiện tượng/sự vật/sự kiện thì có hiện hữu/có tồn tại, nhưng hoàn toàn không có tự tánh. Đây là mấu chốt của các kiến giải của triết lý tánh không về tất cả các pháp (dharmas).

                       Trong tiếng Sanskrit phiên âm bởi mẫu tự Latin thì Dharma, viết D hoa có nghĩa là Phật Pháp, còn dharma viết d thường có nghĩa là hiện tượng, sự vật.

                       Chúng ta là người bình thường, tất cả các sự vật xuất hiện trước mắt chúng ta thì chúng ta cho rằng nó hiện hữu/tồn tại biệt lập tự nó. Các đối tượng ấy thì biệt lập khỏi tâm trí chúng ta, và phân biệt với những sự vật hay những hiện tượng khác (other phenomena). Vũ trụ hiện hữu gồm có những đối tượng không có dính liền với nhau và chúng hiện hữu tự chính nó (their own side). Các đối tượng hiện hữu tự chúng nó: thí dụ như cái bàn, các ngôi sao, các hành tinh, các ngọn núi, các nhân vật khác v… v…; tất cả các sự vật, các sự kiện này được nhận biết bởi chúng sanh có ý thức. Thường thường thì chúng ta không có can thiệp vào sự hiện hữu/tồn tại của các sự vật, các sự kiện hay các hiện tượng. Mỗi sự vật, mỗi hiện tượng hiện hữu/ tồn tại hoàn toàn không tùy thuộc vào chúng ta, và không tùy thuộc vào các đối tượng khác. Tuy nhiên nếu chúng ta quán chiếu qua các yếu tố cấu tạo của nó thì chúng ta sẽ thấy rằng các sự vật, các hiện tượng thiếu vắng tự tánh. Thí dụ: khi nhìn cái bàn qua nhận thức thông thường thì cái bàn là vật biểu lộ trước mắt chúng ta, nhưng nếu vượt qua cái nhìn này để phân tích các yếu tố kết hợp nên cái bàn thì chúng ta sẽ nhận thức rằng: “cái bàn thiếu vắng tự tánh của nó” [the table lacks intrinsic existence/ inherent existence (Srt. Svahava)].

          (Xem thêm quyển Bát Nhã Tâm Kinh –Chú giảng của NVT, Toronto, 2018)

           Vua Trần Thái Tông trong Khóa Hư Lục đã giảng:

                  Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự không. Thị vọng tòng không, không hiện vọng, vọng sinh chúng sắc”.

-Dịch nghĩa:

            “Từ chỗ hư không khởi lên vọng động, vọng động thành các sự vật, các sự vật từ hư không mà ra. Sự vọng động của tâm đi theo trạng thái hư không, hư không biểu hiện ra vọng động, vọng động sinh ra nhiều sự vật”.

         2.-Vấn đề sanh tử:

                    Vua Trần Thái Tông trong bài “Nói về 4 núi”, tượng trưng cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương hợp với quan niệm của Phật giáo là “sanh, lão, bệnh, tử”. Khi mê lầm, tâm bị vọng động thì thấy có phân biệt sanh tử, khi đã giác ngộ thì thấy không có sự phân biệt.

                    Vấn đề sanh tử là một vấn đề quan trọng trong đời người, ai cũng thắc mắc về vấn đề sống chết. Vua Thái Tông đã trải nghiệm việc mất cha mẹ hồi còn niên thiếu, Ngài đã tìm giáo lý nhà Phật để trình bày quan điểm của mình về “sống và chết”. Theo Trần Thái Tông, còn âu lo về sinh tử là còn mê vọng,hết mê vọng thì hết âu lo về sanh tử. “Tử” tức là chuyển dòng sanh mạng từ giai đoạn này qua giai đoạn khác. Như vậy, sống chết có liên hệ mật thiết với nhau chứ không phải hai chuyện khác nhau. Trong điều kiện thời gian và không gian thì thấy có “sống và chết”, nhưng vượt ra ngoài thời gian và không gian thì không có “sống và chết”. Cuộc đời là tuồng ảo hoá, trăm năm nào có gì đâu? Chỉ cần “làm trong sáng cái tâm” (“biện tâm”) là đạt giác ngộ, là đạt chân lý:

                       Giữa dòng sanh tử, có không,

                Đến đi nhàn tịnh lòng trong thư nhàn”

               (Trần Thái Tông, Phổ Khuyến Phát Bồ-đề tâm, bản dịch thơ của Thích Giác Toàn)

            Do đó vua Trần Thái Tông tỏ ra lạc quan, yêu đời:

           -Nguyên văn chữ Hán:

  四山偈

四山峭壁萬青叢
悟了都無萬物空
喜得驢兒三
驀騎打趁上高峰

 

-Phiên âm Hán Việt:

       Tứ Sơn Kệ

 Tứ sơn tiêu bích vạn thanh tùng,

Ngộ liễu đô vô vạn vật không.
Hỷ đắc lộ nhi tam cước tại,
 Mịch ký đả sấn thượng cao phong.

(Trần Thái Tông, Kinh Phổ Thuyết Tứ Sơn)

-Dịch thơ:

     Bài kệ bốn núi

Bốn non cao, xanh rậm rừng thông,
Tỉnh ngộ bừng xem vạn vật “không”.
Nếu vui, hãy cỡi lừa ba cẳng,
Lên đỉnh núi cao cho thoả lòng.”

          Khi tâm giác ngộ, tâm sáng tỏ thì hết còn thấy ảo ảnh:

               “Thanh sơn để xử kiến thiên thoát,
                 Hồng ngẫu khai thời văn thuỷ hương.”

-Dịch nghĩa:

             “Núi xanh thấp xuống thấy trời bao la,
              Sen hồng nở hoa, nước nực mùi thơm”.

          Khi còn nghiệp thì còn vọng động, còn luân hồi, còn nhân quả: động tác hiện tại là nhân của động tác tương lai là hậu quả. Muốn có hậu quả tốt cần phải ra công thực hành điều thiện để giải nghiệp.

           Hành động không có chủ ý thì hành động không có chỗ phản ứng một hậu quả, tức là hành động để hành động không có sự suy tính lợi hại, chỉ thực hành điều thiện để giải những nghiệp bất thiện đã có, để giải những hậu quả xấu đi.

           Vua Trần Thái Tông còn là một anh hùng dân tộc, với tinh thần đem đạo vào đời, vừa nối liền đời sống nhập thế với đời sống xuất thế. Ngài không ngồi một chỗ chỉ để tham thiền nhập định mà bằng hành động dấn thân vào việc phụng sự dân tộc. Đây là một kiểu mẫu nhân bản của Thiền học đời Trần vào đầu thế kỷ 13.

           Trong lời tựa “Thiền Tông Chỉ Nam”, vua Trần Thái Tông viết: “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời”, đây là phản ánh chính sách chính trị văn hoá giáo dục của triều đình nhà Trần. Như vậy Nho giáo đã phục vụ cho Phật giáo từ lâu, ngược lại Phật giáo cũng phục vụ cho Nho giáo.

           3.-Vài bài tựa của những cuốn sách không còn:

                       a.-Kinh Kim Cương Tam muội:
                                Sách này đã mất chỉ còn lại “bài tựa Kinh Kim Cương Tam Muội”. Vua Trần Thái Tông đã đọc tụng Kinh Kim Cương, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đã giúp Ngài “ngộ” được lý nghĩa của Kinh này. Câu này là cốt lõi của cuốn Kinh Kim Cương. Vua Trần Thái Tông đã viết lời tựa sau khi Ngài đọc và giải thích xong quyển Kinh Kim Cương Tam Muội.

                    Ngài đã giải thích bản tánh của Kim Cương: “Bản tánh yên tịnh mà nhiệm mầu, chân tâm trong trẻo, lặng lẽ không dấy động” và rằng : “Có không đều hợp nhất, có không ngoài không, không cũng không ngoài có, người xuất gia và tại gia đều bình đẳng. Ai cũng có cái “ bản tánh chân tâm”: Có không chung lại, đạo lục san bằng.”

                    Trước đó vào thời Lý, Đạo Hạnh thiền sư ( ?  - 1115) cũng đã có nhận xét sâu sắc về có-không tức là về tánh không”:

-Nguyên tác Chữ Hán:

  有空




-Phiên âm Hán Việt:

          Hữu Không

Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu Không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.”

-Dịch thơ:

          Có Không

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Kìa xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay không có có không thế nào.”

     (Cố H.T Thích Mật Thể dịch)

-Dịch nghĩa:

             Có Không

Nếu “” thì hạt bụi, hạt cát đều “Có”,
Còn “Không” thì cả vũ trụ này cũng “Không”.
Có và Không” tương liên như dòng sông và ánh trăng,
Đừng để mắc kẹt vào cái “Không” và cái “Không” của cái “”.

            Như vậy “bản tánh Kim Cương” không bị vô thường sanh diệt ảnh hưởng mà “bản tánh kim cương” còn bao hàm tất cả cái vô thường sanh diệt. Chỉ cần làm sáng tỏ cái tâm” (biện tâm) thì sẽ ngộ được “bản tánh Kim Cương.”

                        b.-Khoa Nghi sáu thời Sám Hối :

                         Sách này không còn, chỉ còn bài tựa ghi lại trong sách Khóa Hư Lục.

          -Sám (Srt. Ksama) có nghĩa là chịu đựng, ý nói lời yêu cầu người mình đã xúc phạm đến và đang chịu đựng những lỗi lầm do mình gây ra, mình xin lỗi về việc xúc phạm đó.

         - hối là bản thân nhận thức những sai lầm do mình làm ra, và cương quyết thay đổi các hành vi đạo đức không tốt để chúng không bao giờ tái phạm nữa.

         -Sám hối tức là ăn năn hối cải về những lỗi lầm đã làm ra và nguyện không bao giờ tái phạm.

         Vua Trần Thái Tông đã vận dụng phương pháp tu tập của Thiền tông để khuyến cáo những người rãnh rỗi ngày đêm thực hành 6 thời để sám hối các lỗi lầm của 6 căn, để 6 căn được thanh tịnh.

         Vua Trần Thái Tông chia ngày đêm làm sáu thời: sáng, trưa, chiều, tối, đêm, sớm để thực hành sám hối: 1.-Thời buổi sáng dành sám hối nhãn căn (cơ quan mắt); 2.-Thời buổi trưa dành sám hối nhĩ căn (cơ quan tai); 3.-Thời buổi chiều dành sám hối tỷ căn (cơ quan mũi); 4.-Thời ban đêm dành sám hối thiệt căn (cơ quan lưỡi); 5.- Thời nửa đêm dành cho sám hối thân căn (cơ quan xúc giác, thân); 6.-Thời buổi sáng sớm dành cho ý căn (cơ quan ý thức).

         6 thời sám hối có mục đích làm tỉnh thức những lỗi lầm do 6 căn đem đến.

         Thường thường các thiền viện chỉ dùng một thời sám hối để duyệt qua các lỗi lầm của 6 căn, các giờ khác thì các thiền sư dùng để ngồi thiền, thiền định.

         Có nhiều cư sĩ chỉ dùng 3 thời sám hối.

         Tóm lại, Khi thực hành về sám hối thì hành giả phải tập trung suy nghĩ về các lỗi lầm của mình để ăn năn hối cãi.

         Vua Trần Thái Tông kết thúc quyển “Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối” bằng câu thơ:

“Hậu chi minh nhãn giã,
 Vô dĩ nghi văn kiến tiến.
Tuy nhiên như thị:
Bất nhân tử bách khoa khai tảo,
Tranh đắc hoàng oanh hạ liễu điển.”

 -Dịch nghĩa:

  -Người sáng mắt đời sau (ý nói những người ngộ đạo lý vào đời sau).
  -Chớ thấy nghi thức văn sám hối này mà cười (ý nói người đạt đạo rồi thấy nghi thức sám hối cho là nghi lễ hình thức không cần thiết, xin các vị chớ có cười).
 - Tuy là một hình thức bề ngoài như vậy nhưng mà: không có người và không có hoa nở sớm thì đâu có chim Hoàng Oanh đậu trên cành liễu xanh. (ý nói nếu bên những con đường hẹp không có hoa nở sớm thì đâu có chim Hoàng Oanh đậu trên cành liễu xanh [bách = là con đường hẹp])

             Hai câu này có nghĩa là nếu không có nghi lễ sám hối thì làm gì “ngộ” được “bản tâm thanh tịnh” , làm gì “làm sáng tỏ được cái tâm” [biện tâm].

                        c.-Thiền Tông Chỉ Nam:

                                Sách này không còn, chỉ còn lời tựa ghi trong sách Khoá Hư Lục. Chúng tôi đã tìm hiểu tư tưởng Thiền học của sách này ở phần trên.

Kết luận về Trần Thái Tông:

       Vua Trần Thái Tông đã vận dụng tư tưởng Phật giáo trong việc thực hành Thiền đạo, Ngài còn viết sách để khuyến cáo dân ta trong nếp sống đạo. Ngài đã chủ trương:

        Phật tức tâm”, “tâm tức Phật” hay “Phật tại tâm”, do đó cần phải “làm sáng tỏ cái tâm” để kiến tánh, để giác ngộ Phật tính.

         Hành giả cần phải thực hành sám hối song song với việc thực hành thiền định.

         Có như thế con người sẽ giác ngộ, sẽ ngộ Phật tính ngay trong cõi đời này.

Toronto, 05 December 2020.

Nguyễn Vĩnh Thượng